• LIÊN HỆ
  • VN
  • EN
MENUMENU
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Thực phẩm chức năng
    • Dược phẩm
  • ĐỐI TÁC/NHÀ ĐẦU TƯ
  • Hệ thống phân phối
  • Tin tức
    • Tin HDPHARMA
    • Tin sức khỏe
  • Tuyển Dụng
Home / Sản phẩm / Dược phẩm / HADUPARA IB 200

THỰC PHẨM BVSK

DƯỢC PHẨM

HADUPARA IB 200

Điện thoại tư vấn miễn phí
1800 1107
Category: Dược phẩm
Read more
  • Description
  • Ý kiến khách hàng

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 

Tên thuốc: HADUPARA IB 200 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Để xa tầm tay trẻ em.

1. Thành phần công thức thuốc: 

Thành phần hoạt chất: 

Paracatamol….500 mg 

Ibuprofen ….200 mg 

Thành phần tá dược: Polyvinyl pyrrolidone K30, Microcrystalline cellulose, Natri lauryl sulfat, Pregelatinized potato starch, Sodium starch glycolat, Silica colloidal hydrated, Magnesium stearat, Hydroxypropyl methylcellulose 606, Hydroxypropyl methylcellulose 615, PEG 6000, Talc, Titan dyoxyd, Màu Erythrosine lake, Màu Sunset Yellow Lake….Vừa đủ 1 viên

2. Dạng bào chế: 

Viên nén bao phim, hình thuôn dài, màu hồng đến cam.

3. Chỉ định: 

Điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình liên quan đến chứng đau nửa đầu, nhức đầu, đau lưng, đau bụng kinh, đau răng, thấp khớp và đau cơ, đau do viêm xương khớp. 

Điều trị cảm lạnh và cúm, đau họng và sốt. 

Hadupara IB 200 thích hợp sử dụng điều trị cơn đau đòi hỏi phải giảm đau mạnh hơn paracetamol hoặc ibuprofen dùng riêng lẻ.

4. Cách dùng, liều dùng: 

4.1. Liều dùng: 

Người trưởng thành (18 tuổi): Dùng 1 viên/ lần, 3 lần trên ngày, mỗi lần cách nhau 6 giờ. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm thì có thể dùng thêm tối đa 2 viên/ lần, 3 lần/ngày. Không sử dụng quá 6 viên/ngày (tương đương 3000mg Paracetamol và 1200mg Ibuprofen). 

Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi. 

Liên hệ với bác sĩ điều trị khi gặp bất cứ tác dụng bất lợi khi sử dụng thuốc. 

4.2. Cách dùng: 

Dùng thuốc theo đường uống. Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để giảm triệu chứng. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi thấy các triệu chứng vẫn còn hoặc có dấu hiệu xấu đi khi đã dùng sản phẩm được hơn 3 ngày. 

Để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc, khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng Hadupara IB 200 với thức ăn.

5. Chống chỉ định: 

Bệnh nhân mẫn cảm với paracetamol và ibuprofen, hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

Sử dụng đồng thời với các sản phẩm có chứa Paracetamol khác – tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng 

Ở những bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn (ví dụ như co thắt phế quản, phù mạch, hen suyễn, viêm mũi hoặc nổi mề đay) liên quan đến acid acetylsalicylic hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID). 

Ở những bệnh nhân đang bị loét/xuất huyết dạ dày – tá tràng đang tiến triển hoặc có tiền sử tái phát 

Ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị loét/thủng hoặc chảy máu đường tiêu hóa, bao gồm cả trường hợp liên quan đến NSAID 

Bệnh nhân có rối loạn đông máu 

Ở bệnh nhân suy gan nặng, suy thận nặng hoặc suy tim nặng (NYHA độ 4) 

Khi sử dụng đồng thời với các sản phẩm có chứa NSAID khác, bao gồm thuốc ức chế đặc hiệu cyclo-oxygenase-2 (COX-2) và liều acid acetylsalicylic trên 75 mg mỗi ngày — tăng nguy cơ phản ứng bất lợi 

Trong ba tháng cuối của thai kỳ do nguy cơ ống động mạch thai nhi đóng sớm và có thể tăng áp phối

6. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: 

Không dùng vượt quá liều khuyến cáo. 

Không sử dụng cho đến lần đầu tiên thử dùng ibuprofen hoặc paracetamol riêng lẻ để giảm đau theo hướng dẫn trên bao bì. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc trầm trọng hơn hoặc nếu cần dùng sản phẩm này hơn 3 ngày. 

Để xa tầm mắt và tầm với của trẻ em. 

7. Tương tác thuốc

Ibuprofen hiệp đồng tác dụng với warfarin gây chảy máu dạ dày. Phối hợp hai thuốc này làm tăng nguy cơ gây chảy máu dạ dày cao hơn khi dùng từng thuốc đơn độc. Ibuprofen khi dùng đồng thời với aspirin làm tăng nguy cơ gây chảy máu dạ dày. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy nồng độ Ibuprofen giảm khi dùng đồng thời với aspirin, mặc dù các nghiên cứu trên người còn hạn chế và không thấy sự giảm nồng độ này. Ngoài ra, Ibiprofen đối kháng tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu không hồi phục của aspinrin nên làm giảm tác dụng của aspirin trên tim mạch và làm tăng nguy cơ tim mạch. 

Thuốc làm tăng nồng độ huyết tương của lithi và cloramphenicol, làm giảm thải trừ lithi qua thận, giảm thải trừ methotrexate dẫn đến tăng độc tính của methotrexate nên khi dùng cùng cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ngộ độc lithi hoặc methotrexate. Cholestyramine: làm giảm tốc độ hấp thu paracetamol. Do đó, cholestyramine không nên dùng trong vòng một giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc nếu cần giảm đau tối đa. 

Metoclopramide và Domperidone: làm tăng hấp thu paracetamol. Tuy nhiên, không cần tránh sử dụng đồng thời các thuốc này. 

Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ thân nhiệt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt (như paracetamol). 

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan của paracetamol. 

Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. 

Isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của paracetamol với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. 

Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng thời gian nửa đời trong huyết tương của paracetamol. 

Có một số bằng chứng về hiệp đồng tác dụng ức chế prostaglandin khi dùng đồng thời ibuprofen với các thuốc ức chế enzym chuyển hay đối kháng thụ thể angiotensin II làm giảm hiệu quả của các nhóm thuốc này trên huyết áp. Phải theo dõi chặt chẽ huyết áp khi phối hợp thuốc chống viêm không steroid ở bệnh nhân đang dùng ức chế enzym chuyển hay chẹn thụ thể angiotensin II. Có ít dữ liệu về việc gây giảm chức năng thận cấp tính khi phối hợp thuốc chống viêm không steroid và thuốc ức chế enzym chuyển, tuy nhiên không thể loại trừ nguy cơ này vì mỗi nhóm thuốc khi dùng đơn độc đều gây ADR này. 

Ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid khác làm tăng ADR của các kháng sinh nhóm quinolon lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật. 

Magnesi hydroxyd làm tăng sự hấp thu ban đầu của ibuprofen; nhưng nếu nhôm hydroxyd cùng có mặt thì lại không có tác dụng này. 

Furosemid, các thiazid: Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của furosemid và các thuốc lợi tiểu. 

Digoxin: Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết tương.

8. Quá liều và cách xử trí:

8.1. Quá liều paracetamol và cách xử trí:

– Các triệu chứng khi quá liều paracetamol: 

+ Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. 

Buồn nôn, nôn, và đau bụng, xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng. Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê. 

Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan trở nên rõ rệt trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi uống liều độc.Có thể 10% người bệnh bị ngộ độc không được điều trị đặc hiệu đã có thương tổn gan nghiêm trọng; trong số đó 10% đến 20% cuối cùng chết vì suy gan. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng. 

– Xử trí: 

Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải dùng thuốc giải độc ngay lập tức, càng sớm càng tốt nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N- acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp. Cũng có thể dùng N-acetylcystein theo đường tĩnh mạch: liều ban đầu là 150 mg/kg, pha trong 200 ml glucose 5%, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút; sau đó truyền tĩnh mạch liều 50 mg/kg trong 500 ml lucose 5% trong 4 giờ; tiếp theo là 100 mg/kg trong 1 lít dung dịch trong vòng 16 giờtiếp theo. Nếu không có dung dịch glucose 5% thì có thể dùng dung dịch natri clorid 0,9%. Nếu không có N-acetylcystein, có thể dùng methionin. Nếu đã dùng than hoạt trước khi dùng methionin thì phải hút than hoạt ra khỏi dạ dày trước. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối do chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.

8.2. Quá liều Ibuprofen và xử trí: 

– Triệu chứng khi quá liều Ibuprofen 

+ Đau bụng, buồn nôn, nôn, thờ ơ và ngủ gà, có thể xảy ra đau đầu, cơn co cứng, ức chế TKTW, co giật, hạ huyết áp, nhịp nhanh, thở nhanh và rung nhĩ. Có báo cáo nhưng hiếm về nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê, suy thận cấp, tăng kali huyết, ngừng thở (chủ yếu ở trẻ nhỏ), ức chế hô hấp và suy hô hấp. 

– Xử trí: Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu đã uống quá liều thì cần: rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tẩy muối. 

Nếu nặng: thẩm tách máu hoặc truyền máu. Truyền dịch kiềm và lợi tiểu. Theo dõi, kiểm soát nguy cơ hạ huyết áp, chảy máu dạ dày và toan hóa máu.

9. Điều kiện bảo quản, hạn dùng, tiêu chuẩn chất lượng của thuốc: 

– Điều kiện bảo quản: Để nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp.

– Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

– Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.

Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG

NHÀ MÁY HDPHARMA EU – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG

Tầng 2, tòa nhà 4A, thửa đất số 307 cụm công nghiệp Cẩm Thượng, phường Cẩm Thượng, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương

Tel: 0220.3853.848

Lưu ý: Những thông tin trên dành cho nhân viên y tế và mang tính chất trợ giúp tìm hiểu về sản phẩm, không nhằm mục đích quảng cáo.

HDPHARMA

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “HADUPARA IB 200” Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related products

  • HACINOL – HD NEW

    Xem chi tiết
  • GENTAMICIN 80mg

    Xem chi tiết
  • HOCIDINEX

    Xem chi tiết
  • KIM TIỀN THẢO 200

    Rated 4.50 out of 5
    Xem chi tiết

CÔNG TY CP DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG

Số 102 phố Chi Lăng, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hải Dương

Hotline: 18001107

LIÊN HỆ
HDPHARMA - SINCE 1961 ĐT: 0220.3853.848 Mã số thuế: 0800011018 Bản quyền 2019. Bảo lưu mọi quyền Thông tin về website xin gửi về info@hdpharma.vn    
  • CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
  • CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
  • THANH TOÁN VÀ MUA HÀNG

Vui lòng xác nhận bạn là dược sỹ, bác sỹ, chuyên viên y khoa…có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm.
Thông tin mô tả tại đây chỉ mang tính chất trợ giúp người đọc hiểu hơn về sản phẩm, không nhằm mục đích quảng cáo.

 

 

BỎ QUA

x
x